Chuyển đến nội dung chính

Chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp với BLW khiến bữa ăn trở thành niềm vui của con

Mẹ 8x chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW giúp bữa ăn trở thành niềm vui của con

Đối với chị Kim Thoa việc nấu ăn cho con mỗi bữa ăn dặm là niềm vui và hạnh phúc, mỗi món ăn chị làm từ sự yêu thương chỉ mong con được ngon miệng.

Xme thêm:

Cho bé 5 tháng ăn dặm đúng cách

Bà mẹ trẻ Kim Thoa (28 tuổi, hiện đang sinh sống tại Bình Dương) không chọn riêng theo một phương pháp nào khi cho con ăn dặm, chị khéo léo áp dụng ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW để giúp con hoàn thiện nhiều kỹ năng.

Chi Thoa chia sẻ:" Mình không ép con ăn, cũng không bế rong, không ti vi, không điện thoại. Con chỉ ngồi ghế và ăn đến khi nào con có biểu hiện không muốn ăn nữa thì mình dừng. Mình cố gắng tìm hiểu và học hỏi để cho con những bữa ăn phong phú, phù hợp theo từng giai đoạn."

Cùng trò chuyện với chị để hiểu hơn về cách kết hợp hai phương pháp này cho con của mình.


(Ảnh: NVCC )


- Chào chị, bé Kem nhà chị hiện được mấy tháng tuổi? Chị bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi nào? Chị chọn phương pháp gì để áp dụng cho con ăn dặm?

- Bé Kem hiện tại được 8 tháng 13 ngày. Khi bé được 5 tháng 20 ngày tuổi, mình bắt đầu cho bé ăn dặm và phương pháp đầu tiên được mình áp dụng là ăn dặm kiểu Nhật. Đến khi bé được 7 tháng tuổi, mình bắt đầu áp dụng phương pháp ăn dặm BLW.

- Lý do chị chọn kết hợp hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) và BLW?

- Mình chọn kết hợp hai phương pháp ăn dặm này, bởi mỗi phương pháp đều có ưu điểm nổi bật, ăn dặm kiểu Nhật ( ADKN) sẽ giúp con biết phân biệt riêng biệt từng loại thức ăn khác nhau, màu sắc và cả mùi vị để biết được con ưa thích món nào và không thích món nào giúp mẹ có thể linh hoạt hơn trong mỗi bữa ăn cho con.

Còn BLW có một lợi ích tuyệt vời là bé được ngồi ăn chung với gia đình, mẹ chuẩn bị đồ ăn nhanh gọn. Và đặc biệt bé được ăn thô sớm, các kỹ năng sẽ được hình thành qua quá trình luyện tập




Bé Kem ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW.


- Giai đoạn 7 tháng chị cho con ăn dặm theo phương pháp BLW, chị thấy bé hoàn thiện được những kỹ năng gì khi ăn dặm theo phương pháp này?

- Trước khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm BLW mình đã tìm hiểu kỹ, phải học cách sơ cứu khi bị hóc và biết phân biệt đâu là oẹ đâu là hóc và làm công tác tư tưởng, giải thích rõ cho các thành viên trong gia đình để mọi người hiểu và hợp tác. Ăn dặm theo phương pháp BLW, bé sẽ hoàn thiện được khá nhiều kỹ năng.

Bé tự ăn uống: Bé bắt đầu ăn bốc bằng tay, các kỹ năng ăn bằng tay sẽ ngày càng được nâng cao về độ khéo léo và nhanh nhẹn. Bé tự ăn theo nhu cầu của mình, không được người lớn đút ăn, không bị ép ăn.

Bé tự khám phá đồ ăn: mùi vị của thức ăn như thế nào, màu sắc ra sao, cấu trúc và hình thù của thức ăn (mềm, cứng, trơn, đặc, lỏng, sệt…). Bé được hình thành thói quen ăn uống tốt.

Bé tự xử lý đồ ăn: Bé tự đưa đồ ăn vào miệng, tự cắn, nhai, nghiền, nuốt đồ ăn. Thậm chí bé có thể ném và nhè đồ ăn khi không thích mùi vị hoặc to quá không nhai nuốt được. Bé có thể nôn ọe khi bị hóc.


Đến nay, bé Kem đã có kỹ năng cầm nắm, nhai nuốt khá tốt đa đạng các loại thực phẩm.


- Nguyên tắc khi cho con ăn dặm của chị là thế nào ạ?

- Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm là nói không với điện thoại, tivi, ipad , đồ chơi, đi rong và phải ngồi ghế khi ă.

Khi con không ăn thì cho con 3 cơ hội con vẫn không ăn thì dọn, tuyệt đối không ép ăn để mẹ nhàn con vui.

Mẹ luôn chế biến thức ăn mới cho con, chưa bao giờ phải lặp lại một món nào nên con tha hồ khám phá mùi vị thức ăn, đó cũng chính là lý do vì sao bây giờ cái gì vừa miệng là con ăn luôn và tháng nào con cũng tăng cân.


Bé Kem luôn cảm thấy thích thú khi đến giờ ăn và có thể thưởng thức đa dạng mọi kiểu chế biến và mọi loại thực phẩm mẹ chuẩn bị.


- Việc chế biến đồ ăn cho con của chị có mất nhiều thời gian không?

- Đối với mình việc nấu ăn cho con mỗi bữa là niềm vui và hạnh phúc, mỗi món ăn mình làm từ sự yêu thương chỉ mong con yêu được ngon miệng. Mỗi bữa mình thường dành vỏn vẹn 30 phút để chuẩn bị nấu ăn cho con.

- Với các bà mẹ đang có mong muốn cho con ăn dặm kết hợp 2 phương pháp như chị, theo chị cần chú ý những gì?

- Theo mình, trước hết các mẹ nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp trước khi cho ăn và trước khi đổi phương pháp, để không bị lúng túng khi chế biến món và cho con ăn.

Tiếp đó, phải quan sát mọi hành động và thái độ của bé ăn trong từng bữa để biết được bé phù hợp với phương pháp nào, không nên ép bé theo ý muốn của mình, mà để bé ăn theo cách bé muốn. Có như vậy bé mới ăn ngon, ăn nhiều và phát triển tốt và cả mẹ cả bé đều vui vẻ.

- Cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm chăm con hữu ích.

Tham khảo thực đơn ăn dặm kết hợp BLW với ăn dặm kiểu Nhật của chị Kim Thoa:


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé Kem lúc 5 tháng 20 ngày tuổi.












Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật với phoomai trộn khoai tây+ đậu bắp trộn trứng+ soup mướp hương+ cháo






Thực đơn ăn dặm theo BLW của bé Kem từ lúc 7 tháng tuổi.





Tất cả được bày trí trong khay sạch sẽ và cắt miếng vừa ăn bằng cho bé.





Những món ăn của bé Kem rđược chị Thoa chuẩn bị rất phong phú, đầy đủ dinh dưỡng.



Thực phẩm được chế biến theo nguyên tắc không gia vị.



Bé Kem cực kỳ hào hứng với những khay thức ăn bắt mắt mà mẹ đặt lên bàn. (Ảnh: NVCC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3 bước làm mứt dừa cực ngon mà lại vô cùng đơn giản

Mứt dừa ngon - làm hương vị Tết thêm ngọt. Mứt dừa từ lâu đã trở thành món mứt ngon không thể thiếu trong khay bánh mứt Tết của hầu hết mọi gia đình Việt. Việc làm món mứt dừa ngon, dẻo, đẹp lại rất dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Không chỉ dễ ăn, mà trái dừa còn là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Một mùa Tết lại sắp về, bạn đã tự tay chuẩn bị làm mứt dừa ngon đón Tết cổ truyền   năm nay chưa? Với những nguyên liệu dễ mua và cách làm đơn giản ngay tại nhà, chắc hẳn đây sẽ là món đãi khách vô cùng tuyệt vời, cũng như là món khoái khẩu của trẻ con nữa đấy. Tết ngọt thanh cùng món mứt dừa ngon. Nguyên liệu làm mứt dừa   : - Cơm dừa (cùi dừa): 1kg - 500gr Đường - 1 chút sữa đặc: tùy theo khẩu vị mà bạn có thể gia giảm lượng sữa đặc sao cho phù hợp. Lưu ý: Đối với dừa để làm mứt, bạn phải chọn dừa bánh tẻ, không nên chọn dừa quá già hoặc quá non. Bạn có thể mua dừa đã được tách sẵn vỏ ngoài chợ/siêu thị hoặc mua dừa về để tự tách vỏ. Vỏ dừa cũng khá cứng, nếu ch

Gạo Nếp Gạo Tẻ - Câu chuy��n sóng gió gia đình khi tình thân bị thử thách bởi đồng bạc

Khai thác đề tài gia đình thân thuộc có khán nhái Việt, nhưng Gạo Nếp Gạo Tẻ mang đến một màu sắc khác biệt so mang các phim cùng loại thể. Các cảnh huống oái oăm trong Gạo Nếp Gạo Tẻ bắt nguồn từ sự thiên vị của người mẹ đối sở hữu các con. Tranh chấp và sự dị biệt về cách thức xử sự, tình cảnh sống giữa 2 cô con gái, 1 bên được mẹ yêu thương chiều chuộng, một bên bị xem thường đã khiến cho mối quan hệ mẹ con, chị em trong gia đình ngày một có khoảng bí quyết. Nguồn https://thitruonggaobiz.wordpress.com/2018/04/10/thi-truong-hang-hoa-ngay-10-4-dau-khi-vang-cao-su-gao-va-lua-mi-dong-loat-tang-gia/ Phim đặt ra vấn đề: Liệu một người mẹ có thể yêu thương những đứa con mình như nhau? Hay người mẹ nào cũng có những "tiêu chuẩn" của riêng mình, và đứa con đáp ứng đủ những tiêu chuẩn ấy sẽ được yêu thương nhiều hơn? Con cái thường nhận sự yêu thương vô điều kiện từ cha mẹ và gia đình, nhưng nếu phải cần có đủ "điều kiện" mới được yêu thương thì khi ấy gia đình có còn là

Bắc Giang: Mở rộng đường từ thị trấn Bố Hạ qua xã Đông Sơn, huyện Yên Thế lên 12 m

 Dự án sẽ được khởi công thực hiện từ năm 2022 - 2025, với tổng mức đầu tư khoảng 260 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ thị trấn Bố Hạ qua xã Đông Sơn, huyện Yên Thế đi trường Cao đẳng Nghề Đông Bắc. Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 11,26 km, chiều rộng nền đường là 12 m bao gồm các hạng mục: Nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, công trình cầu, hệ thống chiếu sáng, lát hè đường và hệ thống an toàn giao thông; kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm. Dự án đầu tư xây dựng theo công trình giao thông cấp II, có điểm đầu tại Km0+00 giao cắt với ĐT.242 tại Km0+700; điểm cuối tại Km11+260 khớp nối với tuyến đường hiện trạng (đường Hoàng Hoa Thám) thuộc địa phận giáp ranh với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, dự án có xây dựng mới cầu Hẩu tại Km7+884,44 vượt suối.  Dự án sẽ được khởi công thực hiện từ năm 2022 - 2025, với tổng mức đầu tư khoảng 260 tỷ đồng từ ngâ