Chuyển đến nội dung chính

Hầu hết ngân hàng hiện chỉ duy trì dư nợ cho vay

Hầu hết ngân hàng hiện chỉ duy trì dư nợ cho vay với lĩnh vực bất động sản dưới 5-7%. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng đang có dư nợ trong lĩnh vực này vượt trên 10%.

Cùng với chứng khoán, bất động sản được xếp vào nhóm lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng. Vì vậy, trong nhiều quyết sách, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng cho vay trong những lĩnh vực này.

Ngân hàng nào cho vay bất động sản nhiều nhất?

Hầu hết ngân hàng hiện nay đều duy trì tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản dưới 7% tổng dư nợ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng có tỷ lệ này vượt trên 10%, với dư nợ hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết quý II, Sacombank đang có hơn 42.000 tỉ đồng dư nợ cho vay các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Trong số này chủ yếu bao gồm bất động sản và dịch vụ môi giới tư vấn bất động sản.

Số này đã tăng hơn 3.000 tỉ đồng so với đầu năm, nhưng xét về tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì hệ số này lại giảm từ 17,6% xuống còn 17%. Nguyên nhân do 6 tháng qua Sacombank đã tăng trưởng hơn 23.000 tỉ đồng tín dụng. Đây cũng là một trong số ít nhà băng có tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản vượt trên 10% tổng dư nợ hiện nay.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Bất động sản luôn được xếp vào nhóm lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn.

Hai nhà băng khác có tỷ lệ này vượt trên 10% là Kienlongbank và Techcombank cùng ở mức 12%.

Với mức dư nợ chỉ khoảng 27.300 tỉ đồng, Kienlongbank đang cho vay tổng cộng 3.263 tỉ đồng trong lĩnh vực bất động sản, tăng tới 31% so với đầu năm. Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực cho vay trọng điểm của nhà băng này mà là sản xuất sản phẩm và nông nghiệp, chiếm trên 46% dư nợ cho vay.

Tính tới cuối tháng 6, Techcombank có 166.700 tỉ đồng dư nợ cho vay, tăng gần 6.000 tỉ đồng so với đầu năm. Nhà băng này dành hơn 20.000 tỉ đồng để cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xấp xỉ hồi đầu năm. Trong nhiều năm trở lại đây, bất động sản luôn là mảng cho vay có giá trị lớn nhất của ngân hàng này với tỷ trọng trên 15%. Xếp sau lĩnh vực bất động sản là nhóm công nghiệp và buôn bán, sữa chữa…

Không thể hiện chi tiết giá trị dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản nhưng trong báo cáo tài chính năm 2017, mức dư nợ cho vay trong lĩnh vực này ở BIDV cũng đã gần 37.500 tỉ đồng. Nhà băng này cũng nằm trong nhóm cho vay bất động sản nhiều nhất thị trường. Tuy nhiên, do BIDV là ngân hàng có dư nợ lớn nhất hệ thống nên số dư nợ này chỉ chiếm trên 4,2% tổng cho vay của ngân hàng.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Con số hồi đầu năm bên phía VPBank cũng là hơn 15.500 tỉ đồng, tương đương 8,5% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng.

Trong khi đó, BacABank hiện là ngân hàng cho vay rất ít trong lĩnh vực bất động sản với dư nợ cuối quý II chỉ là 362 tỉ đồng, chiếm vỏn vẹn 0,6% dư nợ cho vay. Những năm trước đó, bất động sản chưa khi nào là lĩnh vực cho vay trọng điểm của nhà băng này mà là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo.

Tín dụng bất động sản bị thắt chặt

Tín dụng bất động sản từng chiếm tỷ trọng rất cao trong danh mục của các ngân hàng, đặc biệt là giai đoạn 2007-2008 với tỷ lệ trên 30%. Tuy nhiên, qua nhiều hệ lụy từ việc quá phục thuộc vào tín dụng bất động sản, các ngân hàng hiện nay đã giảm tỷ lệ này về mức 5-7% phổ biến.

Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6 năm nay, tín dụng toàn ngành ngân hàng đã tăng 6,16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, tỷ trọng cho vay mảng này hiện chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.

Số liệu tình hình kinh tế xã hội tại Hà Nội 6 tháng đầu năm cho biết tín dụng bất động sản hiện vào khoảng 114.000 tỉ đồng, chiếm 7,6% tổng dư nợ cho vay của thành phố (hơn 1,5 triệu tỉ đồng), giảm 0,3 điểm % so với cùng kỳ. Trong khi đó, tỷ trọng tại TP.HCM hiện cũng đã giảm xuống mức 10,6%.

Trong năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%, đồng thời yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng và hạn chế cho vay vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. NHNN cũng nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 250% và hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 45%. Đây là biện pháp trực tiếp nhằm kiểm soát tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, nơi cần nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Giá trị tuyệt đối dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản tăng lên nhưng tỷ lệ trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đang giảm đi.

Các ngân hàng thương mại từ đó cũng điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trong lĩnh vực này từ 1-2%/năm. Động thái này được cho là một trong những nguyên nhân khiến một số phân khúc của thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại giai đoạn đầu năm vừa qua.

Hiện lãi suất cho vay bất động sản bao gồm vay xây nhà, sửa nhà, mua căn hộ phổ biến tại các ngân hàng dao động trong khoảng 11-12% tại Eximbank, OCB, SHB, VietCapital Bank… Một số nhà băng có mức lãi suất trên 12,5%/năm như Sacombank, VietABank.

Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2018, trong đó yêu cầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản.

đọc thêm: https://baotintucnhanh24h.blogspot.com/2018/08/khu-ong-sai-gon-ang-xuat-hien-nhieu-du.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3 bước làm mứt dừa cực ngon mà lại vô cùng đơn giản

Mứt dừa ngon - làm hương vị Tết thêm ngọt. Mứt dừa từ lâu đã trở thành món mứt ngon không thể thiếu trong khay bánh mứt Tết của hầu hết mọi gia đình Việt. Việc làm món mứt dừa ngon, dẻo, đẹp lại rất dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Không chỉ dễ ăn, mà trái dừa còn là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Một mùa Tết lại sắp về, bạn đã tự tay chuẩn bị làm mứt dừa ngon đón Tết cổ truyền   năm nay chưa? Với những nguyên liệu dễ mua và cách làm đơn giản ngay tại nhà, chắc hẳn đây sẽ là món đãi khách vô cùng tuyệt vời, cũng như là món khoái khẩu của trẻ con nữa đấy. Tết ngọt thanh cùng món mứt dừa ngon. Nguyên liệu làm mứt dừa   : - Cơm dừa (cùi dừa): 1kg - 500gr Đường - 1 chút sữa đặc: tùy theo khẩu vị mà bạn có thể gia giảm lượng sữa đặc sao cho phù hợp. Lưu ý: Đối với dừa để làm mứt, bạn phải chọn dừa bánh tẻ, không nên chọn dừa quá già hoặc quá non. Bạn có thể mua dừa đã được tách sẵn vỏ ngoài chợ/siêu thị hoặc mua dừa về để tự tách vỏ. Vỏ dừa cũng khá cứng, nếu ch

Gạo Nếp Gạo Tẻ - Câu chuy��n sóng gió gia đình khi tình thân bị thử thách bởi đồng bạc

Khai thác đề tài gia đình thân thuộc có khán nhái Việt, nhưng Gạo Nếp Gạo Tẻ mang đến một màu sắc khác biệt so mang các phim cùng loại thể. Các cảnh huống oái oăm trong Gạo Nếp Gạo Tẻ bắt nguồn từ sự thiên vị của người mẹ đối sở hữu các con. Tranh chấp và sự dị biệt về cách thức xử sự, tình cảnh sống giữa 2 cô con gái, 1 bên được mẹ yêu thương chiều chuộng, một bên bị xem thường đã khiến cho mối quan hệ mẹ con, chị em trong gia đình ngày một có khoảng bí quyết. Nguồn https://thitruonggaobiz.wordpress.com/2018/04/10/thi-truong-hang-hoa-ngay-10-4-dau-khi-vang-cao-su-gao-va-lua-mi-dong-loat-tang-gia/ Phim đặt ra vấn đề: Liệu một người mẹ có thể yêu thương những đứa con mình như nhau? Hay người mẹ nào cũng có những "tiêu chuẩn" của riêng mình, và đứa con đáp ứng đủ những tiêu chuẩn ấy sẽ được yêu thương nhiều hơn? Con cái thường nhận sự yêu thương vô điều kiện từ cha mẹ và gia đình, nhưng nếu phải cần có đủ "điều kiện" mới được yêu thương thì khi ấy gia đình có còn là

Bắc Giang: Mở rộng đường từ thị trấn Bố Hạ qua xã Đông Sơn, huyện Yên Thế lên 12 m

 Dự án sẽ được khởi công thực hiện từ năm 2022 - 2025, với tổng mức đầu tư khoảng 260 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ thị trấn Bố Hạ qua xã Đông Sơn, huyện Yên Thế đi trường Cao đẳng Nghề Đông Bắc. Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 11,26 km, chiều rộng nền đường là 12 m bao gồm các hạng mục: Nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, công trình cầu, hệ thống chiếu sáng, lát hè đường và hệ thống an toàn giao thông; kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm. Dự án đầu tư xây dựng theo công trình giao thông cấp II, có điểm đầu tại Km0+00 giao cắt với ĐT.242 tại Km0+700; điểm cuối tại Km11+260 khớp nối với tuyến đường hiện trạng (đường Hoàng Hoa Thám) thuộc địa phận giáp ranh với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, dự án có xây dựng mới cầu Hẩu tại Km7+884,44 vượt suối.  Dự án sẽ được khởi công thực hiện từ năm 2022 - 2025, với tổng mức đầu tư khoảng 260 tỷ đồng từ ngâ