Là một trong những doanh nhân thành đạt, làm chủ một tập đoàn lớn mạnh, ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn trăn trở về việc tại sao Việt Nam có ít công ty gia đình lâu đời.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này, theo ông Trần Quí Thanh là do văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thường có xu hướng phát triển những công ty vừa và nhỏ của cá nhân. Kiến thức quản trị trong thời gian dài không có. Hầu hết những công ty kinh doanh vừa và nhỏ xuất phát từ dân làm chuyên môn hoặc kỹ thuật. Họ biết nghề, kinh doanh kiếm lời từng ngày rồi lớn dần, lớn dần. Tư duy và kiến thức quản trị của họ rất ít.
>>>>>Xem thêm: https://www.tienphong.vn/kinh-te/tet-cua-ceo-tran-qui-thanh-nhu-the-nao-1228996.tpo
Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát
“Một thời gian dài người ta không hiểu hết khái niệm của tính tư hữu. Thậm chí khái niệm về quản trị còn xa lạ nữa. Cho nên những người xuất thân từ kỹ thuật rất xa rời hoặc thậm chí là dị ứng với quản trị. Tại sao tôi dám nói điều đó? Vì tôi là dân đi lên từ kỹ thuật nên tôi rất hiểu điều đó. Các trường học chỉ dạy làm kỹ thuật chứ có dạy làm lãnh đạo đâu?”- ông Trần Quí Thanh nói.
Nguyên nhân thứ hai, theo ông Trần Quí Thanh là xã hội nhiều rủi ro, đất nước ta phải trải qua chiến tranh, hòa bình lập lại điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người ta không muốn đầu tư lâu dài mà phải “ăn xổi ở thì”.
Theo ông Trần Quí Thanh, để một công ty gia đình tồn tại lâu dài và bền vững, cần phải coi công ty như một quốc gia. CEO phải như Tổng thống, Thủ tướng; Hội đồng quản trị như Quốc hội. Bộ này Bộ kia cũng phải có những chức năng, khả năng để quản lý ở các cấp độ khác nhau. Kiến thức quản trị phải luôn chặt chẽ; biết đào tạo con người và yêu thương họ như tài sản của mình.
Từ kinh nghiệm lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp phát, “người đàn ông thét ra lửa” Trần Quí Thanh chia sẻ, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đâu chỉ có nhà Dr. Thanh mà còn cả 5000 gia đình đằng sau. Tất cả đều cùng chung một chí hướng, một giá trị cốt lõi thì mới tồn tại đến ngày nay và phát triển cho mai sau.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này, theo ông Trần Quí Thanh là do văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thường có xu hướng phát triển những công ty vừa và nhỏ của cá nhân. Kiến thức quản trị trong thời gian dài không có. Hầu hết những công ty kinh doanh vừa và nhỏ xuất phát từ dân làm chuyên môn hoặc kỹ thuật. Họ biết nghề, kinh doanh kiếm lời từng ngày rồi lớn dần, lớn dần. Tư duy và kiến thức quản trị của họ rất ít.
>>>>>Xem thêm: https://www.tienphong.vn/kinh-te/tet-cua-ceo-tran-qui-thanh-nhu-the-nao-1228996.tpo
Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát
“Một thời gian dài người ta không hiểu hết khái niệm của tính tư hữu. Thậm chí khái niệm về quản trị còn xa lạ nữa. Cho nên những người xuất thân từ kỹ thuật rất xa rời hoặc thậm chí là dị ứng với quản trị. Tại sao tôi dám nói điều đó? Vì tôi là dân đi lên từ kỹ thuật nên tôi rất hiểu điều đó. Các trường học chỉ dạy làm kỹ thuật chứ có dạy làm lãnh đạo đâu?”- ông Trần Quí Thanh nói.
Nguyên nhân thứ hai, theo ông Trần Quí Thanh là xã hội nhiều rủi ro, đất nước ta phải trải qua chiến tranh, hòa bình lập lại điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người ta không muốn đầu tư lâu dài mà phải “ăn xổi ở thì”.
Theo ông Trần Quí Thanh, để một công ty gia đình tồn tại lâu dài và bền vững, cần phải coi công ty như một quốc gia. CEO phải như Tổng thống, Thủ tướng; Hội đồng quản trị như Quốc hội. Bộ này Bộ kia cũng phải có những chức năng, khả năng để quản lý ở các cấp độ khác nhau. Kiến thức quản trị phải luôn chặt chẽ; biết đào tạo con người và yêu thương họ như tài sản của mình.
Từ kinh nghiệm lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp phát, “người đàn ông thét ra lửa” Trần Quí Thanh chia sẻ, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đâu chỉ có nhà Dr. Thanh mà còn cả 5000 gia đình đằng sau. Tất cả đều cùng chung một chí hướng, một giá trị cốt lõi thì mới tồn tại đến ngày nay và phát triển cho mai sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét